Home |    Liên hệ - Góp ý |    Thư viện hình ảnh |    Sơ đồ trang
    
 
Danh mục
    Giới thiệu  
     
    Tổ chức đoàn thể  
     
    Thông tin mới  
     
    Lịch công tác của Bộ môn  
     
    Đào tạo Đại học  
     
    Đào tạo sau Đại học  
     
    Bác sĩ Nội trú Ngoại  
     
    Trường hợp lâm sàng  
     
 
Chấn thương - Chỉnh hình
Thần kinh - Sọ não
Tiết niệu - Nam khoa
Tiêu hóa - Gan mật - Ngoại nhi
Tim mạch - Lồng ngực
 
    Khoa học - Công nghệ  
     
    Thông tin tư liệu  
     
 
 Bài giảng Đại học
 Bài giảng sau Đại học
 Bên cạnh giảng đường
 Liên hệ - Góp ý
 Liên kết website

Trường hợp lâm sàng » Tiêu hóa - Gan mật - Ngoại nhi
Kẹo chocolat, mít, chuối sứ, sỏi túi mật - Những nguyên nhân ''lạ kỳ'' gây tắc ruột cơ học do bít lòng ruột
Ngày cập nhật: 12/08/2011 11:26:57

Tắc ruột cơ học thường do nhiều nguyên nhân khác nhau và  đây là một cấp cứu bụng thường gặp được xếp vào hàng thứ hai sau bệnh viêm ruột thừa cấp.

Tắc ruột cơ học là một hội chứng do nhiều loại nguyên nhân gây ra và vì thế có nhiều cách khác nhau trong phân loại giữa các tác giả, có người thì dựa vào cơ chế gây tắc, có một số khác thì dựa vào độ tuổi của bệnh nhân tắc ruột hoặc vị trí ruột bị tắc, có người thì lại dựa vào tác nhân gây tắc ruột...Ở đây chúng ta chọn cách phân loại phổ biến nhất thường được các phẫu thuật viên chọn lựa là tắc ruột do nguyên nhân từ bên lòng của ruột hay do bị chèn ép từ bên ngoài vào.
 
Trong các nguyên nhân bên trong lòng của ruột thì người ta còn phân biệt thêm nguyên nhân từ thành của ruột như các loại u bướu hoặc do các nguyên nhân từ trong lòng của ruột như các dị vật hay bã thức ăn.
 
Để các bạn có thể nắm thêm loại tắc ruột do nguyên nhân từ bên trong lòng của ruột, một nguyên nhân phong phú và nhiều bất ngờ nhất trong các loại tắc ruột cơ học, tôi sẽ lần lượt tường thuật cùng các bạn những trường hợp lâm sàng đặc biệt về tắc ruột do dị vật bên trong lòng ruột mà tôi đã có dịp mổ cấp cứu trong các phiên trực hoặc do các đồng nghiệp mổ và kể lại trong thời gian qua.
 
Bệnh án 1
 
Vào khoảng năm 2001, một bệnh nhi 5 tuổi vào phòng Cấp cứu BVTW Huế vì đau bụng và nôn. Khai thác bệnh sử thì không có gì đặc biệt. Trước đó cháu vẫn ăn chơi bình thường, hôm trước đi học về đói bụng mà gia đình chưa làm cơm kịp nên cháu đã được bố cho năm phong kẹo chocolat lớn dẻo trộn với đậu phụng và cháu đã ăn hếtcả năm phong. Do ngọt miệng nên không ăn cơm tối nữa, chiều hôm vào viện trẻ bắt đầu thấy nê bụng và đau từng cơn kèm nôn mửa nên người nhà cho nhập viện. Tại phòng cấp cứu, trẻ được thăm khám, và cho chụp phim bụng, siêu âm bụng, sau đó bệnh nhân đã được Bác sĩ trực Ngoại hội chẩn và mổ cấp cứu với chẩn đoán tắc ruột cơ học. Nguyên nhân tắc ruột là một khối dị vật cứng ở hồi tràng; phải mở ruột để lấy dị vật, sau khi đưa dị vật cho ông bố xem và phân tích thì ông ta thừa nhận đây chính là một phần kẹo chocolat có lẫn đậu phụng mà ông đã đưa cho trẻ ăn.
 
Bệnh án 2
 
Vào khoảng năm 1998, một thanh niên khoảng 18 tuổi vào phòng Cấp cứu BVTW Huế vì đau bụng và nôn mửa. Khai thác bệnh sử thì chiều hôm qua đi làm đồng về thấy trong vườn có hai trái mít chín, đang đói bụng nên cậu ta lai rai một mình ăn hết một quả và không ăn cơm tối nữa. Đến trưa thì bắt đầu nê bụng và nôn mửa nên vào viện. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm hình ảnh bệnh đã được Bác sĩ trực ngoại hội chẩn và mổ cấp cứu với chẩn đoán tắc ruột cơ học, nguyên nhân gây tắc ruột là một khối bã thức ăn lớn (xác mít) kết dính vào nhau và gây tắc nghẽn một đoạn hỗng tràng, phẫu thuật viên đã phải mở ruột để gắp ra hai bồn hạt đậu đầy xác mít.
 
Bệnh án 3
 
Vào khoảng năm 1997, một bà cụ khoảng 70 tuổi vào phòng Cấp cứu BVTW Huế vì bụng chướng và đau. Trong bệnh sử chỉ có một điểm gợi ý nhỏ là cách đó một ngày bà cụ ngồi bán rau ở chợ Tây Lộc Huế và một mình ăn luôn hai nải chuối đá (là tên gọi loại chuối sứ nhiều hạt mà chín). Cụ bắt đầu đau bụng và nê bụng từ sáng nay và đến 19h thì được nhập viện. Các BS cấp cứu đã cho làm các xét nghiệm cơ bản và sau khi đã có kết quả xét nghiệm hình ảnh thì bệnh nhân cũng được mổ cấp cứu vì tắc ruột cơ học. Nguyên nhân gây tắc là một khối xác thức ăn đầy hột chuối sứ kết dính làm nghẽn ở hồi tràng phải mở ruột để gắp dị vật giải phóng long ruột.
 
Bệnh án 4
 
Tháng 3 năm 2004, một bệnh nhân nữ khoảng 30 tuổi nhập viện phòng cấp cứu Bênh viện trường Đại học Y Dược Huế vì đau bụng và nôn. Khai thác bệnh sử không có gì đặc biệt, không ăn thức ăn gì lạ. Trước đó bệnh nhân chưa bao giờ nhập viện lần nào mặc dù theo lời khai thỉnh thoảng bênh nhân cũng có sốt vặt và có đau hạ sườn phải đã nhiều năm. Bệnh nhân được làm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và được Bác sĩ trực Ngoại mổ cấp cứu vì tắc ruột cơ học; đặc biệt bệnh nhân nầy trước mổ có sốt 39 độ C và bạch cầu cao. Mổ ra thì dị vật gây tắc ở hồi tràng đoạn cuối sát van Bauhin, có hình dáng như một quả trứng vịt, cứng và chắc chưa rõ bản chất. Phẫu thuật viên đã đẩy thử thì dị vật lọt qua được van hồi manh tràng, đi lần về phía trực tràng và lấy ra bằng đường hậu môn không phải mở ruột.
 
Tất cả 4 bệnh nhân trên đều đã trải qua một thời gian hậu phẫu bình thường.
 
BÀN LUẬN
 
Phân tích 4 bệnh án trên cho thấy:
 
1.     Đối với bệnh nhi ăn kẹo chocolat thì ta thấy ở đây yếu tố làm dể cho tắc ruột xảy ra là chất chocolat dẻo lẫn với đậu phụng và khi thêm nhiều đường thì trở nên rất kết dính, bên cạnh đó là trẻ đã ăn một số lượng lớn trong lúc bụng đang đói; do đó tắc ruột do bã thức ăn gây nên là điều có thể giải thích được.
 
2.     Đối với bệnh nhân thứ hai, đây là một thanh niên khỏe mạnh nhưng do số lượng mít đã ăn vào bụng một số lượng lớn, bên cạnh đó một yếu tố thuận lợi khác là do bản chất mít là một loại trái cây có nhiều mủ rất dính, chính do hai yếu tố vừa số lượng nhiều vừa là loại trái cây nhiều mủ dính đã đưa đến hậu quả như trên.
 
3.     Riêng chuối đá tức là chuối sứ thì trên y văn Việt Nam cũng đã có nhiều báo cáo về tắc ruột do bã thức ăn chuối nhiều hạt gây nên. Người ta đã phân chất trong những hạt chuối nầy có chất TANIN là chất chính đã gây nên kết dính và khi ăn với một lượng nhiều thì tắc ruột rất có nguy cơ xảy ra. Hơn nữa ở đây ta còn thấy bệnh nhân có thêm hai yếu thuận lợi cho tắc ruột nữa: một là cơ địa già và hai là bà già nầy buôn bán ngồi một chỗ, rất ít vận động nên nhu động ruột thường rất yếu.
 
4.     Riêng trường hợp thứ tư thì có nhiều vấn đề cần bàn cãi hơn cả. Ở đây bệnh nhân thỉnh thoảng có sốt và đau hạ sườn phải trong tiền sử, thêm vào đó thì nguyên nhân gây tắc ruột là một dị vật tròn đều bằng quả trứng vịt, cứng đã làm nghẽn ruột đoạn cuối hồi tràng sát van Bauhin làm ta liên tưởng đến một bệnh đã được đưa vào sách giáo khoa y học phương Tây nhưng rất hiếm gặp ở nước ta là tắc ruột do sỏi mật (ileus biliaire)...Tắc ruột do sỏi mật chỉ gặp trên những bệnh nhân bị sỏi túi mât (sỏi cholesterol) kết tinh thành viên lớn, cũng vì do viêm nhiễm lâu ngày nên túi mật sẽ dính vào một quai ruột và lâu ngày sẽ gây ra hoại tử vách chung tạo nên sự thông thương giữa túi mật và đường tiêu hóa, lúc đó viên sỏi túi mật sẽ rơi vào ruột và gây tắc ruột hay gặp ở đoạn hồi tràng cuối. Bệnh cảnh nầy có thể xác định được nếu bệnh nhân có được một trong các điều kiện sau : Thứ nhất là nếu trước mổ bệnh nhân siêu âm có sỏi túi mật lớn, mà bây giờ siêu âm kiểm tra viên sỏi không còn nữa, thứ hai là nếu trong khi mổ phẫu thuật viên kiểm tra thấy có thông thương túi mật và ruột, thứ ba là nếu sau mổ có nội soi tiêu hóa thấy được chỗ thông túi mật với ruột hoặc chụp cản quang mật tụy ngược dòng qua nội soi (ERCP) xác định được chỗ thông túi mật với ruột, thứ tư là nếu đưa viên sỏi đi phân chất ở phòng thí nghiệm xác định đây là sỏi mật do cholesterol kết tinh. Tiếc thay những xét nghiệm này đã không được thực hiện nên chẩn đoán nguyên nhân ở bệnh nhân số 4 đã không xác định được.
 
KẾT LUẬN
    
Qua những trường hợp lâm sàng nêu trên thì bài học chúng ta rút ra được là
 
- Tắc ruột do dị vật trong lòng ruột có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
 
- Lượng lớn bã thức ăn kẹo dẻo, quả hạt, trái cây có nhiều chất Tanin có thể gây tắc ruột.
 
- Tắc ruột do dị vật mà nghi ngờ do sỏi mật thì cần làm rõ bằng các xét nghiệm CĐHA.
 
- Có thể mở ruột lấy dị vật gây tắc hoặc đẩy dị vật xuống đại tràng.

 

BS Nguyễn Đăng Đội, Bộ môn Ngoại
  Các tin khác

Sinistroposition: A case report of true left-sided gallbladder in a Vietnamese patient
Dãn đường mật bẩm sinh
A 26-Year-Old Man With Abdominal Pain
A 77-Year-Old Man With Suddenly Worsened Abdominal Pain
Ung thư bóng Vater
Những nhầm lẫn trên lâm sàng
Thoát vị khe thực quản
A 61-Year-Old Man With Crampy Abdominal Pain
Nang ống mật chủ ở người trưởng thành
Tắc tá tràng do dây chằng LaDD

Thông báo
   Thông báo thi LS khối lớp Y3EFGH, học kỳ II năm học 2019-2020
   Danh sách Y3ABCD thi lâm sàng ngày 10-11/6/2020
   Thông báo thi LS khối lớp Y3ABCD, học kỳ II năm học 2019-2020
   KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC (CME) VỀ CHẤN THƯƠNG VÙNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN
   Kế hoạch thi tốt nghiệp học phần thực hành cho sinh viên y đa khoa hệ liên thông chính quy, năm học 2018-2019
Lịch giảng dạy lý thuyết
  Lịch giảng LT tuần 26 (Từ 15.8 đến 19.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 25 (Từ 8.8 đến 12.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 23(Từ 25.7 đến 29.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 22 (Từ 18.7 đến 22.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 21 (Từ 11.7 đến 15.7.2022)
Lịch giảng dạy lâm sàng
  Lịch giảng LT tuần 24 (Từ 01.8 đến 05.8.2022)
  Lịch giảng LS tuần từ 10.01 đến 14.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 03.01 đến 07.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 27.12 đến 31.12.2021
  Lịch giảng LS tuần 14 (Từ 06.12 đến 10.12.2021)