Home |    Liên hệ - Góp ý |    Thư viện hình ảnh |    Sơ đồ trang
    
 
Danh mục
    Giới thiệu  
     
    Tổ chức đoàn thể  
     
    Thông tin mới  
     
 
Tin tức - Sự kiện
Thông báo
Kỹ thuật y khoa mới
 
    Lịch công tác của Bộ môn  
     
    Đào tạo Đại học  
     
    Đào tạo sau Đại học  
     
    Bác sĩ Nội trú Ngoại  
     
    Trường hợp lâm sàng  
     
    Khoa học - Công nghệ  
     
    Thông tin tư liệu  
     
 
 Bài giảng Đại học
 Bài giảng sau Đại học
 Bên cạnh giảng đường
 Liên hệ - Góp ý
 Liên kết website

Thông tin mới » Tin tức - Sự kiện

Nữ GS ví Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đẹp như quân tử
Ngày cập nhật: 24/07/2010, 21:25:56 GMT+7

 

“Giả sử, bây giờ, mới 50 tuổi, còn đương nhiệm thì anh Bửu có thể sẽ là một vị “quan bộ trưởng” không? Và liệu rằng, với trí tuệ của mình, anh có vực được nền cải cách giáo dục nước nhà hay không?”

Cả hội trường tầng 10 Thư viện Tạ Quang Bửu (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) bất ngờ với cách mở đầu vừa hóm hỉnh và cũng đầy suy tư, trăn trở của GS Hoàng Xuân Sính, người phát biểu không theo văn bản viết sẵn,  trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, được tổ chức sáng nay, 23/7.

Chậm rãi bước lên bục phát biểu, dáng người gầy gò, vầng trán cao, đôi mắt tinh anh với cái nhìn và giọng nói còn sắc sảo, GS. Hoàng Xuân Sính, đã có những lời sẻ chia cởi mở về nền giáo dục nước nhà và tình cảm trân trọng với cố GS, Bộ trưởng Bộ GD Tạ Quang Bửu.

Hỏi xong, GS lại trả lời: “Thời đó, sống trong môi trường và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, anh Bửu không thể là ông “quan bộ trưởng” được”.GS Sính, vị tiến sĩ toán học hiện đại đầu tiên của nước nhà, dẫn ra 5 xúc cảm tiêu cực mà “theo đạo Phật sẽ gây ra những đau khổ cho nhân loại. Đó là: Dục vọng, sự căm ghét, không hiểu biết, thói kiêu ngạo và sự đố kị. Bà bổ sung thêm 2 tội lỗi nữa, theo đạo Thiên Chúa, là sự tham lam và thói dâm ô.“ Anh Bửu chưa bao giờ và không thể có những xúc cảm tiêu cực và tội lỗi như thế” bà nói.

Nữ GS đơn thân suốt cả cuộc đời cũng thổ lộ: “Tự tôi thấy, mình còn có khi vấp rất nhiều tội lỗi đó. Cuộc đời tôi cũng nghĩ về những điều đó rất nhiều. Thậm chí, đã có lần tôi điện thoại cho nhà sư trụ trì ở Paris để hỏi: "Nhà chùa làm như thế nào để trị được những dục vọng ấy cho nhân loại bớt đau khổ hơn?”

Phần phát biểu của GS Sính đã khiến khá nhiều đôi mắt ưu tư và những cái đầu cúi xuống im lặng.

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chăm chú lắng nghe bài phát biểu của GS Hoàng Xuân Sinh.

 

Tiếp tục phần tự trả lời ở vế tiếp theo, GS Sính,"cũng không biết anh có làm được không? Nhưng tôi nghĩ, nếu là cán bộ giảng dạy, chắc chắn anh sẽ có ảnh hưởng rất sâu sắc các bạn đồng nghiệp và các bạn sinh viên. Và cách dạy và học của người ta cũng sẽ khác đi".

Quay xuống phía hàng ghế đầu tiên, nơi có những người thân trong gia đình cố GS ngồi dự, GS Sinh cười vui: “Anh Bửu hay có cái cười hóm hỉnh, hay tự khôi hài về mình. Anh hay khoe về “nhan sắc” Tạ Quang Bửu. Kính thưa chị Hoàng Kim Oanh (vợ của cố GS-PV), đối với em, anh Bửu là một người nam nhi rất đẹp, cái đẹp của một người trí thức và đẹp của một người quân tử.

Theo GS Sính, đóng góp lớn nhất của cố GS, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu cho nền giáo dục nước nhà là đưa khoa học Việt Nam từ khi rất sơ khai đến hiện đại. “Ông luôn cập nhật khoa học hiện đại, không để thụt lùi. Đóng góp ấy không phải ai cũng làm được. Đó là do sự hiểu biết, uyên bác".

Trả lời câu hỏi: “Vậy phải làm thế nào để phát huy giá trị đó?”, theo GS Sính, người lãnh đạo phải hiểu được ông Bửu và phải học tập và noi gương ông.

"Anh Bửu là “viên ngọc quý, hiếm hoi”, khó tìm. Một dân tộc muốn sinh ra được cái gì đó là tinh hoa thì phải kết tinh rất nhiều yếu tố và rất lâu mới có được”.

 

tem.jpg
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng tặng gia đình cố GS Tạ Quang Bửu mẫu tem mang hình ông

 

Hôm nay, 23/7/2010, Bộ GD-ĐT tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS Tạ Quang Bửu (1910 - 1986), với sự có mặt của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, nhiều quan chức ngành giáo dục đào tạo, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường THPT Tạ Quang Bửu (TP.HCM), các thế hệ học trò và gia đình GS.

GS Tạ Quang Bửu nguyên là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Ông được coi là nhà khoa học uyên bác trên nhiều lĩnh vực, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Ông góp phần to lớn xây dựng nền đại học, vào sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh.

Văn Chung, VietnamNet

 

Bộ môn Ngoại
Số lần xem: 4304
Trang trước  |   Đầu trang  |   In trang   

 Các tin khác

Gia đình Clinton và 15 năm quan hệ Việt - Mỹ
Hội nghị khoa học Hội niệu-thận học TP Hồ Chí Minh lần thứ 8
Một số hình ảnh chuyến thăm quan nghỉ hè 2010 của CBVC BM Ngoại do công đoàn Bộ môn tổ chức
Kỳ thi tuyển sinh đại học 2010: các trường y vẫn có sức hút lớn.
Sinh viên trường Đại học Y Dược Huế trải qua kỳ thi cuối năm học
Chính thức bổ nhiệm Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo
Bộ môn Ngoại tổ chức thảo luận về dự án TRIG
Bọ xít hút máu ở Việt Nam ít có khả năng gây bệnh hiểm
Bảo vệ luận án chuyên khoa cấp II Ngoại Tiêu hóa khóa 2007-2009
Bệnh viện Trường đại học y dược Huế triển khai kỹ thuật mổ thoát vị bẹn nội soi qua đường trước phúc mạc (totally extraperitoneal - tep)


Thông báo
   Thông báo thi LS khối lớp Y3EFGH, học kỳ II năm học 2019-2020
   Danh sách Y3ABCD thi lâm sàng ngày 10-11/6/2020
   Thông báo thi LS khối lớp Y3ABCD, học kỳ II năm học 2019-2020
   KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC (CME) VỀ CHẤN THƯƠNG VÙNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN
   Kế hoạch thi tốt nghiệp học phần thực hành cho sinh viên y đa khoa hệ liên thông chính quy, năm học 2018-2019
Lịch giảng dạy lý thuyết
  Lịch giảng LT tuần 26 (Từ 15.8 đến 19.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 25 (Từ 8.8 đến 12.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 23(Từ 25.7 đến 29.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 22 (Từ 18.7 đến 22.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 21 (Từ 11.7 đến 15.7.2022)
Lịch giảng dạy lâm sàng
  Lịch giảng LT tuần 24 (Từ 01.8 đến 05.8.2022)
  Lịch giảng LS tuần từ 10.01 đến 14.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 03.01 đến 07.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 27.12 đến 31.12.2021
  Lịch giảng LS tuần 14 (Từ 06.12 đến 10.12.2021)