1. Sư tồn tại của ống phúc tinh mạc là nguyên nhân chính của bệnh nào sau đây:
A. Thoát vị bẹn .
B. Thoát vị ống Nuck .
C. Tràn dịch màng tinh hoàn.
D. U nang thừng tinh.
E. Tất cả các bệnh trên.
2. Trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa của vùng bẹn bìu sau đây, bệnh lý nào thuộc hình thái cấp tính của bệnh lý ống phúc tinh mạc:
A. Thoát vị bẹn nghẹt.
B. Thoát vị đùi nghẹt.
C. Xoắn tinh hòan cấp.
D. Xoắn thừng tinh đe doạ hoại tử.
E. Tất cả đều đúng.
3. Bệnh lý u nang thừng tinh ở trẻ em thường được phát hiện nhờ vào triệu chứng nào sau đây:
A. Đau nhức ở vùng bìu.
B. Ngứa nhiều ở vùng bìu.
C. Cảm giác khó chịu ở bìu.
D. Tức ở vùng hạ vị do u chèn.
E. Phát hiện tình cờ.
4. Những bệnh sau đây đều do bệnh lý của ống phúc tinh mạc ở bé trai, ngoại trừ:
A. Thoát vị ống Nuck.
B. Thoát vị bẹn.
C. U nang thừng tinh.
D. Tràn dich.toàn thể màng tinh hoàn.
E. Tràn dịch khu trú màng tinh hoàn.
5. Trong bệnh lý ống phúc tinh mạc ở trẻ em, thoát vị ống Nuck còn có tên khác là:
A. Thoát vị bẹn kẻ.
B. Thoát vị môi lớn.
C. Thoát vị ben-bìu.
D. Thoát vị đùi.
E. Thoát vị bẹn trong.
6. Trong bệnh lý ống phúc tinh mạc ở trẻ em, thành phần nào sau đây chứa trong trong ống Nuck:
A. Ống dẫn tinh.
B. Các bó mạch máu của thừng tinh.
C. Thừng tinh.
D. Dây chằng tròn .
E. Dây chằng cloquet.
7. Trong các triệu chứng sau đây của bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em, người ta thấy chúng rất dể gây nhầm lẫn với bệnh u nang thừng tinh ngoại trừ:
A. Khối phồng to ở bẹn-bìu xuất hiện từ sau sinh.
B. Khối phồng nằm trên đường đi của ống bẹn.
C. Sớ được tinh hoàn ở bên dưới.
D. Khối phồng gây căng tức khi trẻ chạy nhảy nhiều.
E. Khối phồng bị cản quang khi rọi đèn.
8. Trong bệnh lý ống phúc tinh mạc ở trẻ em, bệnh u nang thừng tinh có các triệu chứng sau đây rất khó phân biệt với bệnh tràn dịch toàn thể màng tinh hoàn,ngoại trừ:
A. Khối phồng ở vùng bẹn-bìu xuất hiện sau sinh.
B. Khối phồng trở nên trong suốt khi rọi đèn.
C. Sờ được tinh hoàn ở bên dưới .
D. Không sờ được lổ bẹn nông.
E. Không thể bóp xẹp khối phồng để đẩy lên bụng được.
9. Trong các loại thoát vị bẹn sau đây, loại thoát vị bẹn ở trẻ em là thuộc loại nào:
A. Thoát vị chéo ngoài.
B. Thoát vị chéo trong.
C. Thoát vi trực tiếp.
D. Thoát vị qua hố bẹn giữa.
E. Thoát vị qua hố bẹn trong.
10. Các triệu chứng sau đây của bệnh tinh hoàn lạc chổ ở trẻ em sẽ rất khó phân biệt với bệnh u nang thừng tinh ở trẻ em, ngoại trừ:
A. Khối phồng bất thường ở vùng bẹn xuất hiện từ sau sinh.
B. Khối phồng di chuyển dể dàng hoặc lọt vào ổ bụng qua lổ bẹn sâu.
C. Không sờ được tinh hoàn bên dưới.
D. Bìu dái phía bên khối phồng kém phát triễn so với bên kia.
E. Khối phồng đau tức khi đè mạnh.
|