Home |    Liên hệ - Góp ý |    Thư viện hình ảnh |    Sơ đồ trang
    
 
Danh mục
    Giới thiệu  
     
    Tổ chức đoàn thể  
     
    Thông tin mới  
     
    Lịch công tác của Bộ môn  
     
    Đào tạo Đại học  
     
    Đào tạo sau Đại học  
     
    Bác sĩ Nội trú Ngoại  
     
 
Các bài đọc thêm
Tự đánh giá
Thông tin BSNT Ngoại
 
    Trường hợp lâm sàng  
     
    Khoa học - Công nghệ  
     
    Thông tin tư liệu  
     
 
 Bài giảng Đại học
 Bài giảng sau Đại học
 Bên cạnh giảng đường
 Liên hệ - Góp ý
 Liên kết website

Bác sĩ Nội trú Ngoại » Các bài đọc thêm
Bệnh bướu cổ
Ngày cập nhật: 20/05/2010 11:18:43

Bệnh bướu cổ là gì?

Bướu cổ là từ ngữ dân gian, thường để nói đến tình trạng tuyến giáp to ra. Nếu tuyến giáp to đều (cả 2 bên) thì được gọi là bướu giáp lan tỏa. Nếu chỉ to ở một (hoặc nhiều) vị trí thì gọi là bướu giáp nhân (hoặc đa nhân). Danh từ bướu cổ dùng để nói chung cả hai trường hợp này.

Bệnh thường tiến triển chậm và kéo dài nhiều năm. Ở một số trường hợp, bướu tồn tại hàng chục năm. Tuy nhiên trong phần lớn các trường hợp, bướu phát triển lớn dần và gây nên rất nhiều biến chứng trầm trọng.

  

Tuyến giáp có những chức năng gì ?

Tuyến giáp có nhiệm vụ tiết ra cho cơ thể một lượng đủ hormon tuyến giáp tùy vào nhu cầu của cơ thể. Nếu tiết ít sẽ gây ra tình trạng suy giáp; nếu tiết nhiều hơn nhu cầu sẽ  dẫn đến tình trạng cường giáp (gọi là bướu độc).

Tuyến giáp bình thường cân nặng khoảng 30 gam, khi phát triển thành bướu, khối lượng tăng lên rất nhiều, có trường hợp lên đến 400-500 gam.

  

Làm thế nào để phát hiện bệnh bướu cổ?

Có thể phát hiện bướu cổ to bằng mắt thường (khi người bệnh nuốt, tuyến giáp sẽ chạy ngược lên nhìn rõ hơn) và bằng cách sờ nắn.

Siêu âm tuyến giáp rất quan trọng để thấy rõ thể tích của tuyến giáp, bản chất của tuyến là bướu giáp lan tỏa hay bướu giáp nhân, tuyến đặc hay có nang.

Nếu tuyến giáp to nhưng không kèm theo các rối loạn chức năng như cường giáp (tay run, mạch nhanh...) hay thiểu năng giáp (dạ dày lên xanh xạm, tiếng khàn, lưỡi to dày, cử động chậm chạp...) thì đó là bướu cổ đơn thuần. 

  • Bướu cổ kích thước nhỏ: Cần theo dõi, làm lại siêu âm sau một năm. 
  • Bướu cổ kích thước trung bình khi nhìn khá rõ và có thể sờ thấy. Bướu cổ có nguy cơ to lên và trở thành bướu giáp nhân, nhất là khi bệnh có tính chất gia đình. 
  • Bướu có kích thước lớn: tiến triển nhiều năm, trở nên mất thẩm mỹ, nhất là trở thành bướu nhiều nhân, có nhiều nguy cơ. 

Trong tất cả các trường hợp, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và điều trị. Nhất là cần xác định rõ bướu cổ có kèm theo các triệu chứng cường giáp hay thiểu năng giáp để điều trị kịp thời.

Bướu cổ có thể gây ra những biến chứng gì ?

Bướu cổ có thể gây ra các biến chứng như:

  • Chèn ép gây khó thở.

  • Khó nuốt.

  • Nói khàn.

  • Rối loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp.

Các biến chứng tại bướu có thể gây ra:

  • Chảy máu trong bướu.

  • Bướu giáp ác tính hóa, đặc biệt là đối với bướu giáp thể nhân và ở những người trên 40 tuổi.

Chỉ định điều trị bệnh bướu cổ?

Hiện nay bướu giáp thể đơn nhân hoặc đa nhân có chỉ định mổ tuyệt đối vì điều trị nội khoa không thể khỏi được. Nguyên nhân là do bướu phát triển và có thể gây các biến chứng như đã nói trên.

Bệnh bướu cổ được điều trị như thế nào?

Ngày nay phẫu thuật là phương pháp chủ yếu để điều trị bệnh bướu giáp nhân, mổ cắt một thùy tuyến giáp (đối với bướu giáp có nhân một bên) hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp (đối với bướu giáp nhiều nhân hai bên) kèm theo lấy hết nhân để tránh tái phát, với kỹ thuật mổ cắt bướu giáp trong bao nên rất ít gây tai biến sau mổ. 

BỆNH BASEDOW

Basedow là một bệnh lý của tuyến giáp với triệu chứng điển hình là bướu cổ, lồi mắt và rối loạn tim mạch.

Làm thế nào để phát hiện bệnh Basedow ?

Bệnh Basedow gồm 3 hội chứng chính:

1. Hội chứng nhiễm độc giáp:  

  • Biểu hiện bằng các triệu chứng rối loạn chức năng tim mạch: mạch nhanh thường xuyên (trên 100 lần/phút), đánh trống ngực, hồi hộp, khó thở, dễ xúc động, cáu gắt, mặt đỏ. 
  • Bệnh nhân tăng tiết mồ hôi, khát nước, cơ thể nóng bức khó chịu; kèm theo rối loạn tiêu hóa như ăn nhiều, nhanh đói nhưng cơ thể vẫn gầy, sút cân, đi ngoài phân nát, lỏng.
  • Người bệnh còn có các dấu hiệu thần kinh như run tay, rõ nhất ở các đầu ngón tay; thay đổi hành vi, dễ cáu gắt, bồn chồn, lo lắng, dễ xúc động. 
  • Bướu cổ to vừa, lan tỏa, di động theo nhịp nuốt.

 

 

2. Các rối loạn ở mắt:  

  • Mắt lồi ra. Mi dưới phù nề. 
  • Có thể bị liệt mắt, sung huyết, phù và viêm kết mạc. 

3. Các biểu hiện ở da (ít gặp):  

  • Phù khu trú ở mặt trước xương chày, rối loạn sắc tố da, thường ở vùng xung quanh mi mắt. 
  • Các bệnh nhân nữ thường xuất hiện rối loạn kinh nguyệt, đau mỏi xương khớp, loãng xương. 

Basedow được điều trị như thế nào? 

  • Cách điều trị kinh điển là dùng thuốc để giảm lưu lượng hoóc môn do tuyến giáp sản sinh ra. 
  • Cách điều trị tối ưu nhất hiện nay là điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ gần toàn bộ tuyến giáp sau khi đã dùng thuốc chữa ổn định các rối loạn chức năng tuyến giáp. 
admin
Tải tập tin
  Các tin khác

Dị tật lỗ đái thấp (Hypospadias)
Tình trạng mơ hồ giới tính (Hermaphroditism)
Tam chứng “Eagle-Barett” hay Hội chứng “bụng quả mận” (Prune Belly Syndrome) ở trẻ em
Bệnh lý tồn tại ống niệu-rốn
Van niệu đạo sau (Valve de l'Urèthre Postérieur)
Chẩn đoán nguyên nhân đái rỉ ở trẻ em
Giãn bẩm sinh niệu quản đoạn cuối thành nang (Ureterocele)
Chẩn đoán nguyên nhân bìu dái lớn bất thường và đau (Grosse Bourse Douloureuse)
Giãn tĩnh mạch tinh (Varicocele)
Phình niệu quản tiên phát do tắc nghẽn (Obstructive Primary Megaureter)

Thông báo
   Thông báo thi LS khối lớp Y3EFGH, học kỳ II năm học 2019-2020
   Danh sách Y3ABCD thi lâm sàng ngày 10-11/6/2020
   Thông báo thi LS khối lớp Y3ABCD, học kỳ II năm học 2019-2020
   KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC (CME) VỀ CHẤN THƯƠNG VÙNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN
   Kế hoạch thi tốt nghiệp học phần thực hành cho sinh viên y đa khoa hệ liên thông chính quy, năm học 2018-2019
Lịch giảng dạy lý thuyết
  Lịch giảng LT tuần 26 (Từ 15.8 đến 19.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 25 (Từ 8.8 đến 12.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 23(Từ 25.7 đến 29.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 22 (Từ 18.7 đến 22.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 21 (Từ 11.7 đến 15.7.2022)
Lịch giảng dạy lâm sàng
  Lịch giảng LT tuần 24 (Từ 01.8 đến 05.8.2022)
  Lịch giảng LS tuần từ 10.01 đến 14.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 03.01 đến 07.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 27.12 đến 31.12.2021
  Lịch giảng LS tuần 14 (Từ 06.12 đến 10.12.2021)