Home |    Liên hệ - Góp ý |    Thư viện hình ảnh |    Sơ đồ trang
    
 
Danh mục
    Giới thiệu  
     
    Tổ chức đoàn thể  
     
    Thông tin mới  
     
    Lịch công tác của Bộ môn  
     
    Đào tạo Đại học  
     
    Đào tạo sau Đại học  
     
    Bác sĩ Nội trú Ngoại  
     
 
Các bài đọc thêm
Tự đánh giá
Thông tin BSNT Ngoại
 
    Trường hợp lâm sàng  
     
    Khoa học - Công nghệ  
     
    Thông tin tư liệu  
     
 
 Bài giảng Đại học
 Bài giảng sau Đại học
 Bên cạnh giảng đường
 Liên hệ - Góp ý
 Liên kết website

Bác sĩ Nội trú Ngoại » Các bài đọc thêm
Biến chứng của nội soi khớp
Ngày cập nhật: 13/06/2010 09:30:55
 
Một ca nội soi khớp - Ảnh: C.D
Một bệnh nhân bị đau và đơ khớp vai được bác sĩ chẩn đoán viêm bọc hoạt dịch khớp và tư vấn nên mổ nội soi. Theo lời bác sĩ, mổ nội soi không có biến chứng gì. Tuy nhiên bệnh nhân đã gặp một vài người mổ xong còn đơ cứng khớp hơn. Vậy sự thật ra sao?

Trước hết cần phải khẳng định không có loại phẫu thuật nào bảo đảm an toàn 100%. Nội soi khớp được xem là một trong những loại phẫu thuật an toàn, ít tai biến nhất, tuy nhiên vẫn có khả năng có các biến chứng sau:

1. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng ổ khớp là một biến chứng trầm trọng, có thể dẫn tới nhiễm trùng xương tủy, nhiễm trùng toàn thân hay hư khớp. Tỉ lệ này là 0,07% nếu tuân thủ các điều kiện an toàn về phòng mổ, phẫu thuật và dụng cụ, nghĩa là cứ 10.000 người mổ thì chỉ bảy người có khả năng bị nhiễm trùng sau mổ.

Bệnh nhân N.V.D. 25 tuổi, được mổ nội soi cắt hoạt mạc viêm. Sau mổ ba ngày đột nhiên gối sưng đau dữ dội, sốt cao, chọc hút khớp gối thấy dịch đục lợn cợn và thấy vi trùng sau khi cấy. Đây là điển hình của nhiễm trùng khớp cấp tính. Bệnh nhân đã được mổ nội soi lại, bơm sạch khớp bằng nhiều nước, nạo các ngóc ngách có mủ trong khớp, sau đó tưới rửa khớp trong nhiều ngày bệnh nhân mới hồi phục.

2. Đau - đơ khớp sau mổ

Biến chứng này có thể gặp ở 4-5 người trên 100 trường hợp sau mổ. Thường do vết mổ bị dính, xơ dính trong khớp do máu tụ, do viêm, do can thiệp quá mức trong khi thao tác hoặc chưa giải quyết bệnh lý triệt để...

Chìa khóa để tránh biến chứng này là phải tập vận động khớp ngay sau mổ, nhẹ nhàng, không đau. Một số trường hợp có cơ địa xơ dính (tương tự cơ địa sẹo lồi) liên quan đến gen di truyền, cần giải thích trước cho người bệnh biết.

3. Biến chứng thần kinh - mạch máu

Biến chứng tê liệt hay tổn thương đứt thần kinh với tỉ lệ khoảng 1/2.000 ca. Thường xảy ra là triệu chứng tê sau mổ, đa số do thời gian garô kéo dài hoặc đụng chạm thần kinh gần đó, hoặc do vết mổ...,  thường tự hồi phục sau 4-6 tháng.

Tổn thương động mạch sau mổ nội soi khớp là biến chứng nặng cũng đã được ghi nhận trong sách nước ngoài. Ở trong nước cũng đã có vài trường hợp đứt động mạch khoeo sau mổ nội soi vùng gối, trong đó một bệnh nhân phải cắt bỏ chân, một phải mổ vi phẫu để nối lại mạch máu.

Các biến chứng hiếm gặp khác: gãy dụng cụ trong khớp, còn dị vật trong khớp, tụ máu trong khớp, tai biến do gây mê gây tê (như các cuộc mổ khác)...

Phẫu thuật nội soi khớp hiện nay đã trở nên phổ biến trong nước vì khả năng điều trị cũng như tính an toàn, nhưng không có nghĩa hoàn toàn vô hại. Quan trọng là thầy thuốc và người bệnh đừng quá chủ quan mà lơ là trong việc đảm bảo an toàn trong phòng mổ, trang thiết bị dụng cụ, gây mê, giữ gìn sức khỏe trước và sau mổ.

BS Trương Công Dũng, Tuổi trẻ

admin
  Các tin khác

Dị tật lỗ đái thấp (Hypospadias)
Tình trạng mơ hồ giới tính (Hermaphroditism)
Tam chứng “Eagle-Barett” hay Hội chứng “bụng quả mận” (Prune Belly Syndrome) ở trẻ em
Bệnh lý tồn tại ống niệu-rốn
Van niệu đạo sau (Valve de l'Urèthre Postérieur)
Chẩn đoán nguyên nhân đái rỉ ở trẻ em
Giãn bẩm sinh niệu quản đoạn cuối thành nang (Ureterocele)
Chẩn đoán nguyên nhân bìu dái lớn bất thường và đau (Grosse Bourse Douloureuse)
Giãn tĩnh mạch tinh (Varicocele)
Phình niệu quản tiên phát do tắc nghẽn (Obstructive Primary Megaureter)

Thông báo
   Thông báo thi LS khối lớp Y3EFGH, học kỳ II năm học 2019-2020
   Danh sách Y3ABCD thi lâm sàng ngày 10-11/6/2020
   Thông báo thi LS khối lớp Y3ABCD, học kỳ II năm học 2019-2020
   KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC (CME) VỀ CHẤN THƯƠNG VÙNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN
   Kế hoạch thi tốt nghiệp học phần thực hành cho sinh viên y đa khoa hệ liên thông chính quy, năm học 2018-2019
Lịch giảng dạy lý thuyết
  Lịch giảng LT tuần 26 (Từ 15.8 đến 19.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 25 (Từ 8.8 đến 12.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 23(Từ 25.7 đến 29.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 22 (Từ 18.7 đến 22.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 21 (Từ 11.7 đến 15.7.2022)
Lịch giảng dạy lâm sàng
  Lịch giảng LT tuần 24 (Từ 01.8 đến 05.8.2022)
  Lịch giảng LS tuần từ 10.01 đến 14.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 03.01 đến 07.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 27.12 đến 31.12.2021
  Lịch giảng LS tuần 14 (Từ 06.12 đến 10.12.2021)