Home |    Liên hệ - Góp ý |    Thư viện hình ảnh |    Sơ đồ trang
    
 
Danh mục
    Giới thiệu  
     
    Tổ chức đoàn thể  
     
    Thông tin mới  
     
    Lịch công tác của Bộ môn  
     
    Đào tạo Đại học  
     
    Đào tạo sau Đại học  
     
    Bác sĩ Nội trú Ngoại  
     
    Trường hợp lâm sàng  
     
    Khoa học - Công nghệ  
     
 
Công trình, Bài báo NCKH
Khoa học - Y học hàng ngày
Kiến thức NCKH
 
    Thông tin tư liệu  
     
 
 Bài giảng Đại học
 Bài giảng sau Đại học
 Bên cạnh giảng đường
 Liên hệ - Góp ý
 Liên kết website

Khoa học - Công nghệ » Khoa học - Y học hàng ngày
'Sóng thần mặt trời' đã đổ bộ xuống trái đất
Ngày cập nhật: 04/08/2010 20:12:41

Hôm nay (4/8), sau hành trình kéo dài ba ngày rưỡi vượt qua khoảng cách 150 triệu km, cơn bão mặt trời đem theo những đám mây plasma (khí quá nhiệt) lớn đã tiếp cận trái đất tạo ra một màn trình diễn cực quang tuyệt đẹp trên bầu trời cực Bắc.

Ngày 1/8, hầu như toàn bộ phần mặt trời hướng về phía trái đất đều bùng nổ những quầng lửa lớn trong một hoạt động được gọi là “phun trào hàng loạt”. Những cơn bão, hay còn gọi là “sóng thần mặt trời” thổi về phía trái đất luồng khí plasma nặng đến 10 tỷ tấn với tốc độ hàng ngàn dặm mỗi giờ.

Mô tả ảnh.
Cực quang ngoạn mục trên bầu trời Đan Mạch (Ảnh: Telegraph)       

Mô tả ảnh.
Ảnh chụp từ máy Canon 5D II trên Discovery

Theo Leon Golub, nhà khoa học tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (CFA) thì đây là “lần phun trào lớn đầu tiên hướng về phía trái đất sau một thời gian rất dài”.

Các quầng lửa gây ra các đợt phun trào lần này được xếp vào hạng C3, nghĩa là chỉ có thể tạo ra cực quang ở bán cầu Bắc hoặc Nam của trái đất, so với các quầng lửa cỡ X hoặc M có thể gây tổn hại lớn đến địa cầu.

Người dân ở Đan Mạch, Na Uy, Greenland, Đức và trên toàn miền Bắc Mỹ, Canada đều có dịp chiêm ngưỡng những màn trình diễn cực quang ngoạn mục ngày hôm nay khi mà các đám mây plasma đâm sầm vào bầu khí quyển của Trái Đất.

Cực quang – những dải sáng đầy màu sắc trên bầu trời, được tạo ra khi các hạt tích điện trong khí plasma tương tác với từ trường của trái đất. Những đám mây plasma được hút về phía các đầu cực, nơi các hạt va chạm với các nguyên tử khí nitơ và oxy trong khí quyển.

Mặc dù hầu như chưa có thiệt hại nào do cơn bão lần này gây ra, song các nhà thiên văn học NASA đã cảnh báo rằng, những cơn bão mặt trời lớn hơn có thể làm tê liệt hệ thống điện và viễn thông trên trái đất. Điều này có thể xảy ra vào năm 2013, khi mặt trời dự kiến sẽ đạt tới ngưỡng trong chu kỳ 11 năm của nó và “thức dậy” sau “một giấc ngủ vùi”.


Telegraph

 

Bộ môn Ngoại
  Các tin khác

Cách phòng bệnh Alzheimer
Những thói quen kỳ quái của người nổi tiếng: Tật hay bệnh?
Đột nhập giấc mơ
Những căn bệnh do di truyền
Nghệ thuật làm bệnh nhân
20 tác nhân có thể dẫn tới ung thư
Bệnh tật tạo ra thiên tài?
Sexsomania - một dạng khủng hoảng tình dục trong khi ngủ
Chết vì muốn trẻ mãi không già
Phát hiện vùng não quyết định tín ngưỡng của con người

Thông báo
   Thông báo thi LS khối lớp Y3EFGH, học kỳ II năm học 2019-2020
   Danh sách Y3ABCD thi lâm sàng ngày 10-11/6/2020
   Thông báo thi LS khối lớp Y3ABCD, học kỳ II năm học 2019-2020
   KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC (CME) VỀ CHẤN THƯƠNG VÙNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN
   Kế hoạch thi tốt nghiệp học phần thực hành cho sinh viên y đa khoa hệ liên thông chính quy, năm học 2018-2019
Lịch giảng dạy lý thuyết
  Lịch giảng LT tuần 26 (Từ 15.8 đến 19.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 25 (Từ 8.8 đến 12.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 23(Từ 25.7 đến 29.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 22 (Từ 18.7 đến 22.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 21 (Từ 11.7 đến 15.7.2022)
Lịch giảng dạy lâm sàng
  Lịch giảng LT tuần 24 (Từ 01.8 đến 05.8.2022)
  Lịch giảng LS tuần từ 10.01 đến 14.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 03.01 đến 07.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 27.12 đến 31.12.2021
  Lịch giảng LS tuần 14 (Từ 06.12 đến 10.12.2021)