Home |    Liên hệ - Góp ý |    Thư viện hình ảnh |    Sơ đồ trang
    
 
Danh mục
    Giới thiệu  
     
    Tổ chức đoàn thể  
     
    Thông tin mới  
     
    Lịch công tác của Bộ môn  
     
    Đào tạo Đại học  
     
    Đào tạo sau Đại học  
     
    Bác sĩ Nội trú Ngoại  
     
    Trường hợp lâm sàng  
     
 
Chấn thương - Chỉnh hình
Thần kinh - Sọ não
Tiết niệu - Nam khoa
Tiêu hóa - Gan mật - Ngoại nhi
Tim mạch - Lồng ngực
 
    Khoa học - Công nghệ  
     
    Thông tin tư liệu  
     
 
 Bài giảng Đại học
 Bài giảng sau Đại học
 Bên cạnh giảng đường
 Liên hệ - Góp ý
 Liên kết website

Trường hợp lâm sàng » Tiết niệu - Nam khoa
Túi sa niêm mạc niệu quản (ureterocele, nang niệu quản) biến chứng có sỏi trong nang được điều trị bằng nội soi
Ngày cập nhật: 13/10/2014 10:01:58

TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG

Bệnh nhân nữ 41 tuổi vào viện ngày 15 tháng 8 năm 2011 tại Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Trường ĐHYD Huế vì rối loạn tiểu tiện (tiểu nhiều lần, tiểu đau), đi siêu âm bàng quang phát hiện có sỏi bàng quang. Khai thác bệnh sử cho thấy bệnh nhân cách đây vài tháng đã có biểu hiện rối loạn tiểu tiện từng đợt vài ngày, có lúc tiểu máu (nước tiểu hồng nhạt). Thỉnh thoảng thấy đau âm ỉ vùng thắt lưng bên trái. Không sốt, không tiểu đục, không són tiểu. Tiền sử cắt tử cung (đường bụng) do u xơ tử cung xuất huyết cách 2 năm.

Khám lâm sàng: hai thận không lớn, hố thắt lưng bên trái không đau. Vết mổ đường Pfannenstiel tốt. Cầu bàng quang (-), khám phụ khoa không phát hiện gì đặc biệt.

Xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu về chức năng thận hoàn toàn bình thường.

Xét nghiệm chẩn đoán hình ành:

- Siêu âm niệu: 2 thận bình thường, niệu quản không khảo sát được. Hình ảnh khối tăng âm trong bàng quang, có bóng lưng, kích thước 20 x 10 mm.

Hình 1: Siêu âm bàng quang, hình ảnh nốt tăng âm trong bàng quang lệch trái

- Phim XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị (KUB): 2 thận không có sỏi. Sỏi bàng quang (lệch trái) kích thước 20 x 10 mm, đậm độ cản quang cao.

Hình 2: KUB, hình ảnh sỏi cản quang ở tiểu khung, lệch trái

Bệnh nhân không được làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác (niệu đồ tĩnh mạch, chụp bàng quang cản quang...).

Được chẩn đoán: Sỏi bàng quang. Chẩn đoán phân biệt: sỏi trong túi sa niệm mạc niệu quản trái.

Có chỉ định soi bàng quang trên phòng mổ kết hợp điều trị. Trên hình ảnh soi bàng quang: Bàng quang trơn láng, không u cục, không có sỏi, lỗ niệu quản phải bình thường. Tại vị trí lỗ niệu quản trái là mọt túi sa niệm mạc lớn, có kích thước khoảng 25 x 20 mm, niệm mạc túi sa phù nề, qua thành túi sa thấy được viên sỏi trong lòng.

Hình 3: Hình ảnh soi bàng quang, từ cổ bàng quang nhìn vào thấy bên trái có khối lồi niêm mạc phù nề (Hình 3 trên). Tiến vào sâu hơn, qua niêm mạc có thể thấy bóng viên sỏi trong lòng nang (Hình 3 dưới)

Tiến hành rạch mở nang bằng lưỡi dao điện cắt nội soi (anse éléctrique), bộc lộ sỏi, kéo sỏi ra khỏi lòng nang, cắt bớt niêm mạc nang để lộ lỗ niệu quản. Dùng laser Holmium phá vỡ viên sỏi thành các mảnh vụn.

Hình 4: Viên sỏi trong lòng nang lộ ra sau khi cắt mở thành nang bằng dao điện (anse)

Hình 5: Phá vỡ sỏi bằng laser Holmium sau khi lấy ra từ thành nang và cắt xén bớt thành nang bằng dao điện

 TÚI SA NIÊM MẠC NIỆU QUẢN

Túi sa niệu quản (TSNQ) là tình trạng giãn thành nang giả của đoạn niệu đạo tận cùng dưới niêm mạc. Bệnh có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến tuổi già, nhưng bệnh gặp nhiều ở trẻ em.
 
1. Chẩn đoán
1.1. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng
1.1.1. Ở trẻ em
- Nhiễm trùng tiết niệu: Sốt cao, đái đục, chậm lớn.
- Những rối loạn tiểu tiện.
- Đái khó, đái rắt từng lúc, đái đau.
- Đái rỉ.
1.1.2. Ở người lớn
- Đau vùng thắt lưng âm ỉ, có lúc đau tăng lên thành cơn như cơn đau quặn thận.
- Nhiễm trùng tiết niệu biểu hiện dưới dạng viêm bàng quang cấp tính hoặc bán cấp tái phát, viêm thận bể thận tái phát hoặc đái mủ.
- Rối loạn tiểu tiện: Đái buốt, đái rắt đặc biệtlà đái khó. Đái khó thường xuyên hoặc xuất hiện thành cơn gây nên bí đái mãn tính không hoàn toàn.
1.2. Dựa vào các triệu chứng cận lâm sàng
1.2.1. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:
- Siêu âm: Phát hiện túi sa trong bàng quang, vị trí, kích thước. Có thể phát hiện các dị dạng kèm theo và biến chứng trên thận do túi sa gây nên: thận niệu quản đôi, thận - niệu quản giãn, sỏi bên trong nang...
- Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV): Hình ảnh điển hình của túi sa là hình đầu rắn hổ mang tại bàng quang (cobra-head extension). Có thể giúp đánh giá tình trạng thận - niệu quản và các dị dạng kèm theo (thận - niệu quản đôi, giãn đài bể thận - niệu quản...)
- Chụp bàng quang ngược dòng: để đánh giá thêm về kích thước túi sa.
- Soi bàng quang
1.2.2. Các xét nghiệm:
- Sinh hoá, máu. Lưu ý chỉ số Urê và Creatinin để đánh giá chức năng thận toàn bộ trong trường hợp có bệnh lý 2 bên thận - niệu quản.
- Xét nghiệm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
2. Biến chứng: Bệnh diễn biến lâu ngày gây các biến chứng:
- Sỏi niệu quản.
- Túi sa niệu quản sa ra ngoài.
- Viêm thận ngược dòng.
3. Điều trị: có thể mổ mở hoặc mổ nội soi
3.1. Mổ mở: Cắt túi sa và cắm lại niệu quản vào bàng quang.
3.2. Mổ nội soi qua bàng quang: Mở túi sa bằng dao điện.
Điều trị các biến chứng của túi sa: lấy sỏi hoặc tán sỏi trong nang, tạo van chống trào ngược niệu quản...

 Xem thêm về "Túi sa niêm mạc niệu quản" tại đây

Ảnh: Nguyễn Khoa Hùng

Bộ môn Ngoại
  Các tin khác

TÚI GIẢ PHÌNH ĐỘNG MẠCH THẬN SAU PHẪU THUẬT THẬN ĐIỀU TRỊ BẰNG TẮC MẠCH CHỌN LỌC
TÚI THỪA BÀNG QUANG TIÊN PHÁT GÂY BIẾN CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
UNG THƯ ỐNG GÓP THẬN DI CĂN CỘT SỐNG, NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP
Sonde jj được đặt và bị “bỏ quên” 6 năm trong đường niệu của bệnh nhân mổ sỏi thận
Dò nước tiểu sau mổ mở lấy sỏi thận, nhân một trường hợp
Dương vật đứt lìa nối thành công bằng vi phẫu thuật
Nang niệu (urinoma) sau chấn thương thận
Ghép thận trên thận có bất thường về mạch máu và đường dẫn niệu
Niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới (Retrocaval Ureter)
Vỡ vật hang (Rupture des corps caverneux)

Thông báo
   Thông báo thi LS khối lớp Y3EFGH, học kỳ II năm học 2019-2020
   Danh sách Y3ABCD thi lâm sàng ngày 10-11/6/2020
   Thông báo thi LS khối lớp Y3ABCD, học kỳ II năm học 2019-2020
   KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC (CME) VỀ CHẤN THƯƠNG VÙNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN
   Kế hoạch thi tốt nghiệp học phần thực hành cho sinh viên y đa khoa hệ liên thông chính quy, năm học 2018-2019
Lịch giảng dạy lý thuyết
  Lịch giảng LT tuần 26 (Từ 15.8 đến 19.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 25 (Từ 8.8 đến 12.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 23(Từ 25.7 đến 29.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 22 (Từ 18.7 đến 22.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 21 (Từ 11.7 đến 15.7.2022)
Lịch giảng dạy lâm sàng
  Lịch giảng LT tuần 24 (Từ 01.8 đến 05.8.2022)
  Lịch giảng LS tuần từ 10.01 đến 14.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 03.01 đến 07.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 27.12 đến 31.12.2021
  Lịch giảng LS tuần 14 (Từ 06.12 đến 10.12.2021)