Home |    Liên hệ - Góp ý |    Thư viện hình ảnh |    Sơ đồ trang
    
 
Danh mục
    Giới thiệu  
     
    Tổ chức đoàn thể  
     
    Thông tin mới  
     
    Lịch công tác của Bộ môn  
     
    Đào tạo Đại học  
     
    Đào tạo sau Đại học  
     
    Bác sĩ Nội trú Ngoại  
     
    Trường hợp lâm sàng  
     
 
Chấn thương - Chỉnh hình
Thần kinh - Sọ não
Tiết niệu - Nam khoa
Tiêu hóa - Gan mật - Ngoại nhi
Tim mạch - Lồng ngực
 
    Khoa học - Công nghệ  
     
    Thông tin tư liệu  
     
 
 Bài giảng Đại học
 Bài giảng sau Đại học
 Bên cạnh giảng đường
 Liên hệ - Góp ý
 Liên kết website

Trường hợp lâm sàng » Thần kinh - Sọ não
Cẩn thận với những tai nạn 'chỉ có ở Việt Nam'
Ngày cập nhật: 04/08/2010 11:38:12

Tai nạn chỉ ở Việt Nam mới có

Các trường hợp dẫn đến tai nạn của trẻ em Việt Nam cũng tương tự như trẻ em thế giới. Nhưng có những ca bệnh mà hầu như chỉ ở Việt Nam mới có.

Đó là các trường hợp trẻ nhỏ bị súc vật cắn. Một cháu bé ở Thái Bình đã bị lợn cắn nát bộ phận sinh dục. Nguy cơ trẻ bị chó cắn cũng rất lớn khi ở Việt Nam, chó vẫn được thả rông và không hề có giọ mõm cũng như sự nguy hiểm nếu như chó mắc bệnh dại.

Mô tả ảnh.
Một nạn nhân trẻ em nằm điều trị bỏng (Nguồn ảnh internet)

 

Còn rất nhiều trường hợp dẫn đến những tai nạn cho trẻ. Điển hình là các trường hợp ngộ độc thuốc do cha mẹ tự mua thuốc về điều trị tại nhà cho con.

Các bậc cha mẹ không nên tự ý điều trị cho con mình vì cơ thể của trẻ nhỏ khác với người lớn, trẻ rất nhạy cảm với các loại thuốc.

Thêm nữa, tốt nhất cha mẹ nên cất các lọ thuốc, hóa chất ở vị trí trẻ không thể với tới vì với tính tò mò của mình trẻ cũng có thể tự làm mình bị ngộ độc.

Các mối đe dọa luôn ở xung quanh rình rập trẻ em. Chính vì vậy các vị phụ huynh cần phải chủ động tìm hiểu các kĩ năng sơ cứu cho trẻ và tốt nhất là phải luôn canh chừng, không để trẻ ở một mình. 

Cẩn trọng với những chấn thương cột sống của trẻ

Bệnh viện Nhi Trung ương đã từng điều trị ca bệnh cháu bé bị ngã từ tầng 9 một tòa nhà chung cư xuống tầng 1, nhưng may mắn là do ở dưới có mái tôn nên cháu bé không bị tử vong.
 
Tai nạn xảy ra là điều không bậc phụ huynh nào mong muốn, tuy nhiên chỉ cần một vài phút lơ là không để ý đến trẻ đều có thể gây ra những hậu quả khó lường.
 
Tại gia đình, trẻ có thể ngã từ trên giường xuống đất, ngã cầu thang, đặc biệt có trường hợp trẻ đã bị chấn thương sọ não vì bị ngã khi chiếc xe tập đi bị lao xuống cầu thang.
 
Vì trẻ nhỏ, xương còn non nên rất dễ gây ra những chấn thương cột sống, đặc biệt là đốt sống cổ. Loại chấn thương này sẽ gây ra những thương tích nghiêm trọng cho trẻ. Khi trẻ bị ngã thì cha mẹ không nên nâng, bế, sốc các em dậy một cách đột ngột.
 
Tốt nhất là để trẻ nằm trên nền cứng và nếu có va chạm mạnh thì nên đeo nẹp cổ cho trẻ. Nếu trẻ bị gẫy tay, gẫy chân thì nên tìm cách cố định chỗ gẫy.
 
Cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện kiểm tra vì có những thương tích không biểu hiện ra bên ngoài, nhưng lại rất nguy hiểm. 
 
Không nên lột quần áo khi trẻ bị bỏng
 
Đa số các trường hợp bỏng gặp ở trẻ nhỏ là bỏng nước sôi. Có trường hợp do người mẹ không để ý, để con chơi một mình, đến một lúc nào đó hốt hoảng thấy con kêu la giãy giụa vì nước sôi.
 
Khi trẻ bị bỏng, người lớn không nên bôi bất cứ thứ gì lên vết bỏng. Nếu vêt bỏng nhỏ cần phải làm hạ nhiệt độ bằng cách chườm đá hoặc nhúng chỗ bỏng vào nước lạnh.
 
Tuyệt đối không cởi quần áo của trẻ khi trẻ bị bỏng vì nó có thể làm lột da và làm nghiêm trọng thêm vết bỏng. Tốt nhất là dùng kéo cắt quần áo và đưa trẻ đến bệnh viện.
 
Hóc dị vật, nguy hiểm khôn lường
 
Các bé có thể bị hóc tiền xu, đồ chơi, vật nhọn, hoặc khó ngờ tới nhất là hóc vỏ hạt dưa, hạt bí. Có trường hợp cha mẹ thấy con khó thở, đưa đi bệnh viện kiểm tra mới biết có rất nhiều vỏ hạt dưa, hạt bí trong phổi của bé.
 
Khi trẻ bị hóc sâu, các bậc cha mẹ không nên cho tay vào họng để cố móc dị vật ra. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ có nhiều khả năng sẽ đẩy dị vật vào sâu thêm bên trong. Nếu bé nói được, khóc được, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và gắp dị vật ra.
 
Nếu bé khó thở nặng, tím tái, vật vã, hôn mê, thực hiện ngay thao tác đặt cháu nằm với tư thế đầu thấp, sấp trên một tay, tay kia vỗ mạnh vào lưng bé tạo áp lực trong lồng ngực để đẩy dị vật ra. Với bé lớn hơn, các bậc phụ huynh ôm lấy ngang bụng bé, ép bụng con lại, dị vật vọt ra dễ dàng, sau đó đưa con đến bệnh viện gần nhất.
 

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2008, chỉ trong vòng 3 tháng, nhưng bệnh viện đã tiếp nhận tới 607 ca bệnh của trẻ từ 1 – 6 tuổi với nguyên nhân là những tai nạn bất ngờ. Các dạng tai nạn đối với trẻ nhỏ thường rất đa dạng nhưng đứng đầu bảng vẫn là ngã, bỏng, đuối nước, hóc dị vật và súc vật cắn. Những tai nạn này thường xảy ra do bất cẩn lúc sinh hoạt. 

Bộ môn Ngoại
  Các tin khác

A Severe Headache in a Young Woman
Nang keo não thất III (Colloid Cyst of the Third Ventricle)

Thông báo
   Thông báo thi LS khối lớp Y3EFGH, học kỳ II năm học 2019-2020
   Danh sách Y3ABCD thi lâm sàng ngày 10-11/6/2020
   Thông báo thi LS khối lớp Y3ABCD, học kỳ II năm học 2019-2020
   KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC (CME) VỀ CHẤN THƯƠNG VÙNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN
   Kế hoạch thi tốt nghiệp học phần thực hành cho sinh viên y đa khoa hệ liên thông chính quy, năm học 2018-2019
Lịch giảng dạy lý thuyết
  Lịch giảng LT tuần 26 (Từ 15.8 đến 19.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 25 (Từ 8.8 đến 12.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 23(Từ 25.7 đến 29.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 22 (Từ 18.7 đến 22.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 21 (Từ 11.7 đến 15.7.2022)
Lịch giảng dạy lâm sàng
  Lịch giảng LT tuần 24 (Từ 01.8 đến 05.8.2022)
  Lịch giảng LS tuần từ 10.01 đến 14.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 03.01 đến 07.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 27.12 đến 31.12.2021
  Lịch giảng LS tuần 14 (Từ 06.12 đến 10.12.2021)